Mẫu di chúc thừa kế quyền sử dụng đất 

Những vấn đề xoay quanh việc sử dụng đất không hề đơn giản. Từ hợp đồng đặt cọc đến mẫu di chúc thừa kế quyền sử dụng đất… đều cần tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định mua bán đất đai. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một vài thông tin cơ bản cho bạn tham khảo. 

1. Quyền sử dụng đất

Quyền sử dụng đất là quyền khai thác các thuộc tính của đất để phục vụ cho các mục đích của cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước chủ quyền. 

Trong điều 53 của Hiến pháp Việt Nam( năm 2013) quy định rõ: đất đai là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất đầu tư, quản lý. Nhà nước quản lý đất đai bằng cách quyết định trao quyền sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau cho các đối tượng nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng có quyền và nghĩa vụ liên quan đến đất đai theo quy định của pháp luật.      

Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân do Nhà nước làm chủ. Nhà nước không chỉ trao quyền sử dụng đất mà cũng trao quyền định đoạt cho người sử dụng qua các hình thức chuyển nhượng, thừa kế, góp vốn, tặng cho hoặc từ bỏ quyền sử dụng, trả lại cho Nhà nước. 

2. Thừa kế quyền sử dụng đất

 

mau di chuc thua ke quyen su dung dat

2.1. Thừa kế quyền sử dụng đất có nghĩa là gì 

Theo Bộ Luật Dân sự 2015 về thừa kế và quy định của Luật Đất đai 2013, có thể hiểu thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất của người chết cho người được thừa kế theo di chúc hoặc có thể theo pháp luật. 

– Về cơ bản, thừa kế quyền sử dụng đất là một hình thức đặc biệt của chuyển quyền sở hữu đất đai. Tuy nhiên, quan hệ này giới hạn phạm vi chủ thể thực hiện( người được hưởng thừa kế). 

– Thông thường, chỉ có người có quan hệ thừa kế với nhau mới được quyền thừa kế quyền sử dụng đất, trừ trường hợp người chết có di chúc muốn chuyển quyền sử dụng đất cho  người không có quan hệ thừa kế. 

– Việc thừa kế quyền sử dụng đất không bị tính thuế thu nhập 

2.2. Những đối tượng nào được thừa kế quyền sử dụng đất?

– Cá nhân sở hữu đất có quyền thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc pháp luật

– Thành viên trong gia đình được nhà nước giao đất 

+ Khi người đó còn sống thì quyền sử dụng đất được giao là tài sản chung của cả gia đình

+ Khi thành viên đó mất, một phần quyền sử dụng đất được giao trong tài sản của họ được chuyển sang phần tài sản thuộc di sản thừa kế và được chuyển qua cho người được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật 

+ Người nhận thừa kế có thể nhập chung vào tài sản chung của gia đình hoặc có quyền giữ cho riêng mình.   

– Người thừa kế là người Việt Nam đang định cư tại nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở Việt Nam thì người đó cũng được thừa kế quyền sử dụng đất

– Nếu không thuộc một trong những trường hợp này thì đối tượng tượng chỉ được quyền hưởng giá trị của phần thừa kế đó( bán, cho thuê,…)

3. Những vấn đề liên quan đến mẫu di chúc thừa kế quyền sử dụng đất 

mau di chuc thua ke quyen su dung dat

Trước khi tìm hiểu mẫu di chúc thừa kế quyền sử dụng đất, các bạn nên tham khảo một số thông tin liên quan:

3.1. Di chúc là gì?

Di chúc là thể hiện ý chí, mong muốn của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Có hai loại di chúc: 

+ Di chúc bằng văn bản, bao gồm các loại: có người làm chứng, không có người làm chứng, có công chứng và di chúc văn bản có chứng thực. 

+ Di chúc bằng miệng

3.2. Những điều kiện về đất kèm theo di chúc thừa kế quyền sử dụng đất 

Vì đất đai là một loại tài sản đặc biệt nên ngoài việc có di chúc hợp pháp thì phải có các điều kiện sau để thực hiện di chúc thừa kế quyền sử dụng đất 

+ Giấy tờ liên quan đến việc chứng nhận quyền sử dụng đất 

+ Đất không có tranh chấp 

+ Quyền sử dụng mảnh đất trong di chúc không bị kê biên 

+ Mảnh đất trong di chúc thừa kế vẫn còn trong thời hạn sử dụng

3.3. Thời hạn của di chúc thừa kế quyền sử dụng đất 

+ Di chúc miệng: sẽ hết hiệu lực sau 3 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà lúc người lập còn sống, minh mẫn, sáng suốt

+ Di chúc văn bản: có hiệu lực cho tới khi có di chúc mới thay thế. 

3.4. Mẫu di chúc thừa kế quyền sử dụng đất gồm những gì?

– Mẫu di chúc thừa kế quyền sử dụng đất phải đảm bảo tối thiểu các nội dung:

+ Ngày, tháng, năm lập di chúc 

+ Họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú, CMND của người lập

+ Họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú, CMND của người được thừa kế

+ Tài sản để lại phải liệt kê đủ thông tin về bất động sản và bất động sản kèm theo các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp. Số tài sản được hưởng phải ghi rõ bằng cả chữ và số

– Những nội dung khác: ý nguyện của người lập di chúc…

– Nội dung trong di chúc không được vi phạm điều pháp luật nghiêm cấm, không trái đạo đức xã hội

– Di chúc không được viết tắt hoặc những ký hiệu đặc biệt 

– Cần đánh số trang và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc

– Trường hợp cần sửa đổi, tẩy xóa thì người lập di chúc phải ký tên ngay bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa đó. 

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ liên quan đến mẫu di chúc thừa kế quyền sử dụng đất cho mọi người tham khảo. Hy vọng bài viết đã đem tới những thông tin hữu ích cho bạn. 

 

TIN TỨC LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *