Tìm hiểu về cấu tạo các phần của kiến trúc nhà cổ Việt Nam

Nhà cổ truyền luôn là một trong những công trình kiến trúc đặc biệt. Nó không đơn giản chỉ là nơi dùng để ở. Những ngôi nhà cổ còn mang một ý nghĩa văn hóa cùng giá trị tâm linh rất sâu sắc. Hiện nay, có khá nhiều người đam mê và thích thú với lối kiến trúc nhà cổ. Họ đã truyền lại và xây dựng thiết kế nhà theo phong cách đó. Mục đích là để lưu giữ cũng như phát triển nền kiến trúc xưa của cha ông bao đời nay để lại. Nói về nhà cổ có rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp. Trong đó phải kể đến câu hỏi cấu tạo các phần của kiến trúc nhà cổ Việt Nam là như thế nào? Chúng ta hãy cùng đi khám phá chủ đề này nhé!

Những cấu tạo về kiến trúc nhà cổ Việt Nam cần thiết  

kien truc nha co viet nam

Phần thiết kế mái nhà cổ Việt Nam

  • Hoành chính là các dầm chính đỡ mái đặt nằm ngang theo chiều dài nhà. Nó được đặt vuông góc so với khung nhà.
  • Rui là những dầm phụ ở trung gian. Nó được đặt dọc theo chiều dốc mái và gối lên theo hệ thống hoành.
  • Gạch màn được sử dụng là một loại gạch lá nem đơn bằng loại đất nung. Nó có công dụng đỡ ngói cũng như tạo ra độ phẳng cho mái và chống thấm dột với chống nóng. Gạch màn thường dùng ngồi trực tiếp trên lớp mè.
  • Ngói mũi hài hay có tên gọi khác là ngói ta hoặc  ngói vẩy rồng. Nó được làm bằng đất nung, trực tiếp có thể chống thấm dột với chống nóng. Ngoài ra, nó có thể lợp trên lớp gạch màn hay các lớp đất sét kẹp ở giữa.

Phần kẻ trong kiến trúc nhà cổ Việt Nam

Kẻ là các dầm đơn được đặt theo phương nằm chéo của mái nhà. Nó được gác lên các cột bằng cách kết hợp mộng, gồm những loại kẻ sau đây:

  • Kẻ ngồi là trong khung nhà loại kẻ gác từ cột cái đến cột con.
  • Kẻ hiên gác là trong khung, loại kẻ này được gác từ cột con cho đến cột hiên. Một phần của kẻ hiên được kéo dài xuyên thẳng qua cột hiên để chống đỡ cho phần chân mái nhà.

Phần cột nhà

kien truc nha co viet nam

Cột nhà chính là nơi kết cấu đứng chịu nén, với các loại cột như sau :

  • Cột cái là loại cây cột chính của ngôi nhà được đặt ở vị trí hai đầu nhịp chính.
  • Cột quân hay còn có tên gọi là cột con nằm ở đầu nhịp phụ ở 2 bên về phía nhịp chính. Cột phụ có chiều cao bé hơn so với cột chính để tạo độ dốc xuống dưới cho mái nhà.
  • Cột hiên có độ dài nhỏ và ngắn  hơn con quân. Nó được đặt ở hiên nhà về phía trước.

Phần xà nhà 

Xà nhà chính là những giằng ngang chịu kéo. Nó có tác dụng liên kết với những cột nhà. Bao gồm những loại xà nằm ở trong khung và xà nằm ở ngoài khung có vuông góc với khung. Loại xà nằm ở trong khung được đặt cao với độ đỉnh của những cột con liên kết với cột cái. Trong đó, cột con bao gồm:

  • Xà long hay chếnh thì phối hợp với những cột cái ở khung nhà.
  • Xà nách hay thuận thì phối hợp cột con với cột cái ở trong khung nhà.

Phần con rường

Con rường hay chính là chồng rường. Nó là các đoạn gối đỡ mái có hình dạng dầm gỗ hộp được xếp chồng lên nhau để đỡ cho hoành mái. Kích Hình dạng của con rường được thu ngắn dần và cân theo chiều vát so với mái nhà. Nó càng lên cao thì càng ngắn và nhỏ. Lý do ở phía trên nóc nhà các con rường phải luôn nằm chồng lên các câu đầu.

Phần con lợn

Con lợn trong kiến trúc nhà cổ Việt Nam còn có tên gọi khác là rường bụng lợn. Nó là con rường trên cùng gối lên những con rường bên dưới qua 2 đoạn trụ trốn được gọi là cột ngắn để nâng đỡ xà nóc. Phía dưới rường bụng phần con lợn là ván lá được dùng để trang trí. Ngoài ra, có thể sử dụng giá chiêng để thay thế cho phần con lợn.

Phần rường cụt

Nó là loại rường nằm ở vị trí vì nách giữa cột cái với cột con. Nó được đặt chồng lên trên phần xà nách và đỡ hoành. Chiều dài của rường cụt thường có xu hướng ngắn dần theo độ dốc của mái.

Phần hệ mái bẩy hay bẩy hậu hay bẩy hiên

Nó là phần dầm nằm ở trong khung nhà kết nối với các cột con ở phía sau nhà. Mục đích là  để đỡ phần mái vẩy ở phía sau. Đối với nhà để ở thì được gọi là tiền kẻ hoặc hậu bảy. Còn đối với một số công trình công cộng ví dụ như đình làng thì 4 mặt xung quanh của  ngôi nhà đều có hiên thoáng mát. Khung nhà không có cột hiên nên thường dùng bảy hiên.

Phần câu đầu

là phần dầm ngang chính được đặt ở phía trên cùng. Mục đích để khóa các đầu trên của những cột cái trong khung nhà.

Một số bộ phận kết cấu bên ngoài khác

  • Phần cửa bức bàn
  • Phần con tiện
  • Phần dạ tàu
  • Phần đầu đao

Tổng kết 

Bài viết đã trình bày rõ và giải đáp chi tiết về câu hỏi cấu tạo các phần của kiến trúc nhà cổ Việt Nam một cách kỹ càng nhất. Hy vọng, bài viết cung cấp những kiến thức bổ ích đến mọi người, đặc biệt là những ai đang có ý định xây dựng một ngôi nhà theo kiến trúc nhà cổ Việt Nam.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *