Đối với các anh em làm trong nghề xây dựng thì cốt thép dầm không còn là điều xa lạ. Tuy nhiên không phải ai cũng có được nhiều kinh nghiệm và hiểu rõ các nguyên tắc bố trí cốt thép trong dầm vì thế cùng theo dõi chi tiết bài viết sau đây để đúc kết thêm nhiều kinh nghiệm hay cho mình nhé
Mục Lục
Kinh nghiệm bố trí cốt thép trong dầm theo tiết diện ngang
Trước khi nói rõ về nguyên tắc bố trí cốt thép trong dầm, chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm mà anh em xây dựng cần nắm trước chính là
Chọn đường kính cho cốt thép dọc dầm
Đường kính cốt thép chịu lực cho dầm sàn thường từ khoảng 12 tới 25mm
Riêng dầm chính thì có thể chọn đường kính lên tới 32mm.
Không chọn đường kính lớn hơn 1/10 bề rộng dầm
Nên chọn các loại dầm có đường kính tối thiểu khoảng 2mm và không dùng quá 3 loại đường kính cốt thép chịu lực vì tránh nhầm lẫn và tiện cho việc thi công. Anh em có thể tra cứu theo bảng số liệu sau đây
Lớp bảo vệ của cốt thép dầm
Anh em cần phải phân biệt được cốt thép chịu lực C1 và của cốt thép đai C2. Trong bất kỳ trường hợp nào thì chiều dày lớp bảo vệ C không được phép nhỏ hơn đường kính cốt thép và giá trị Co cụ thể như sau
Cốt thép chịu lực:
Trong bản và tường có chiều dày
- Co=10mm (15mm) khi chiều dày từ 100mm trở xuống
- Co=15mm (20mm) khi chiều dày từ 100mm trở lên
Trong dầm và sườn có chiều cao
- Co=15mm (20mm) khi chiều cao nhỏ hơn 250mm thì
- Co=20mm (25mm) khi chiều cao 250mm trở lên thì
Cốt thép cấu tạo, cốt thép đai:
- Co=10mm (15mm) khi chiều cao tiết diện nhỏ hơn 250mm
- Co=15mm (20mm) khi chiều cao tiết diện từ 250mm trở lên thì
Lưu ý:
Các giá trị này áp dụng cho kết cấu ngoài trời hoặc ẩm ướt còn nếu kết cấu ở trong vùng bị ảnh hưởng bởi nước mặn thì cần áp dụng tăng chiều dày lớp bảo vệ theo TCXDVN 327:2004
Với loại bê tông nhẹ, bê tông tổ ong thì việc tăng chiều dày lớp bảo vệ cần áp dụng điều 8.3 của tiêu chuẩn TCXDVN 5574:2012
Khoảng hở cốt thép dầm
Khi đổ bê tông, cốt thép của dầm sàn ở vị trí ngang sẽ có quy định như sau
- Cốt thép đặt dưới to=25mm
- Cốt thép đặt trên to=30mm
- Các hàng phía trên to=50mm ( trừ hai hàng dưới cùng ) khi đặt cốt thép theo 2 hàng, tránh đặt cốt thép ở hàng trên vào khe hở ở hàng dưới và khi thi công dầm dùi thì khe hở lớp trên phải đảm bảo đút lọt dầm dùi.
- Nếu chật hẹp, dùng nhiều cốt thép thì bố trí cốt thép theo cặp, không được có khe hở giữa chúng dựa theo cách ghép cặp theo hướng đổ bê tông với giá trị hở tc>=1,5.Ø
Giao nhau giữa các cặp thép dầm
Cốt thép dọc ở dầm khung và dầm sàn phải tạo thành góc vuông và giao nhau ngay tại điểm liên kết.
Tại điểm giao nhau này 2 dầm có thể vướng nhau và phải đặt cốt thép dọc ở dầm chính và đặt dưới cốt dọc ở dầm sàn
Nên đặt cốt thép bên trên dầm sàn cách ra để cốt thép phía trên của dầm chính được đặt vào khoảng giữa hai hàng tạo bởi dầm sàn đó. Nếu trường hợp cốt thép bên trên của dầm chính cũng phải đặt thành hai hàng thì anh em cũng phải đặt cách ra để kẹp cốt thép của dầm sàn vào khoảng trống đó.
Những nguyên tắc bố trí cốt thép trong dầm cần biết
Để hoàn thành tốt công việc một cách hoàn chỉnh, anh em cần nắm được các nguyên tắc bố trí cốt thép trong dầm sau đây
Nguyên tắc chung
Cốt thép dọc chịu kéo Ads sẽ được đặt ở phí dưới trong vùng momen dương và nằm phía trên trong vùng momen âm.
Khi đã chọn vùng và tính toán cốt thép để đặt ở tiết diện có momen lớn nhất nhưng ra xa thì nên cắt bớt các thanh cốt thép hoặc uốn chuyển vùng để tiết kiệm. Và để đảm bảo các thanh còn lại chịu lực tốt thì phải uốn cả tiết diện thẳng góc và tiết diện nghiêng.
Phải neo chắc chắn ở đầu thanh theo quy định để cốt thép chịu lực tốt nhất
Ở phía dưới các cốt thép sẽ phải chịu lực còn phía trên thì có thể đặt độc lập hoặc phối hợp.
Đặt cốt thép độc lập
Chọn và đặt cốt thép độc lập như ví dụ bên dưới
Anh em có thể thấy cốt thép độc lập là thanh thẳng dễ dàng uốn được ở các đầu mút và sau khi uốn thì có thể làm thêm đoạn neo mà hoàn toàn không kéo dài để chịu momen. Các cốt thép này chịu lực cắt hoặc là cốt xiên theo cấu tạo và đoạn neo nằm ngang chỉ nên dài khoảng 5Ø
Trong cách bố trí cốt thép độc lập anh em có thể thấy các thanh cốt thép đều thẳng, riêng thanh số 7 làm cốt thép xiên nên bị uốn ở 2 đầu và số lượng các thanh ghép ở nhịp giữa, nhịp biên, trên gối có thể giống hoặc khác nhau.
Trên hình các thanh cốt thép sẽ giả định là thép tròn trơn nên đầu mút sẽ uốn theo hình móc tròn, còn nếu dùng cốt thép có gờ thì có thể uốn thẳng hoặc neo gập như hình mô tả sau đây
Đặt cốt thép phối hợp
Với các thanh chịu momen dương ở giữa nhịp thì uốn lại rồi đặt lên phía trên để kết hợp với thanh cốt thép chịu momen âm.
Việc uốn này phải đảm bảo tính đối xứng của mặt phẳng chứa trục dầm và toàn bộ trục của các đoạn cốt thép và tuyệt đối không được uốn chéo cốt thép.
Việc đặt cố thép phối hợp này sẽ giúp anh em tiết kiệm hơn một tí nhưng đổi lại sẽ khó khăn cho phần thi công nhất là chọn vị trí thích hợp và có thể phải thử một vài phương án
Với các thông tin chi tiết trên đây hy vọng anh em đã có thêm kinh nghiệm cũng như nguyên tắc bố trí cốt thép trong dầm cả độc lập và phối hợp. Chúc anh em hoàn thành tốt công việc của mình.